ĐĂNG KÝ LÀM THẺ TÍN DỤNG

mb

Hỏi/Đáp - Những thắc mắc của khách hàng

Thẻ tín dụng là gì ?

Thẻ tín dụng là một công cụ hỗ trợ chi tiêu cho người tiêu dùng hay còn được gọi với tên gọi khác là thẻ chi tiêu trước trả tiền sau.Với mỗi tấm thẻ khi bạn dùng để thanh toán thì ngân hàng nơi bạn mở thẻ sẽ chịu trách nhiệm thanh toán trước cho bạn và sau đó bạn phải hoàn trả lại cho ngân hàng số tiền mà mình đã chi tiêu theo thời hạn mà ngân hàng đã quy định.

Thường thì khách hàng sẽ phải hoàn trả cho các ngân hàng khoản nợ tín dụng của mình trong khoảng 15 ngày sau ngày sao kê. Ngân hàng cũng tạo điều kiện để nâng cao khả năng trả nợ tín dụng khi mà đưa ra thời gian miễn lãi khá lâu, khoảng 45 ngày.

Điều đó giúp người dùng thẻ tín dụng có thể vừa làm chủ được chi tiêu thẻ của bản thân lại không phải quá lo lắng về việc trả nợ tín dụng của mình. Không những vậy ngân hàng còn đem đến cho khách hàng của mình rất nhiều loại thẻ có các hạn mức tín dụng khác nhau để phục vụ mục đích của từng nhóm khách hàng cụ thể.

Hạn mức tín dụng là gì?

Hạn mức thẻ tín dụng là số tiền tối đa mà ngân hàng cung cấp cho bạn để thanh toán trong một chu kỳ nhất định. Kỳ hạn này chính là khoảng thời gian để bạn mua sắm tới ngày thanh toán đủ số nợ đã dùng cho ngân hàng. Nếu dùng thẻ tín dụng để thanh toán qua POS/EDC thì bạn có thể dùng 100% hạn mức, nhưng nếu dùng thẻ để rút tiền mặt tại ATM thì chỉ có thể sử dụng 50% hạn mức.

Hạn mức này được cấp tùy thuộc vào những thông tin mà ngân hàng xác minh về thu nhập thường xuyên và mức độ ổn định của thu nhập đó, nghĩa vụ trả nợ đối với những món nợ hiện có (ngay cả nợ ở ngân hàng khác) và mức độ khả tín của từng khách hàng cụ thể.

Thông thường hạn mức tín dụng nhỏ nhất là 5 triệu VND, hạn mức tín dụng của thẻ Platinum có thể lên đến 500 triệu VND, một số khách hàng VIP có thẻ gần như không hạn chế hạn mức.

Công dụng của thể tín dụng?

Công dụng chính của thẻ tín dụng là để thanh toán tại các điểm có chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ không phải lo lắng mất tiền mặt khi đem nhiều tiền nữa mà bạn chỉ cần có một tấm thẻ tín dụng trong tay thì mọi thứ đều trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Nếu bạn là một người thích mua sắm trên mạng thì thẻ tín dụng sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều trong việc thanh toán nếu như bạn sử dụng dịch vụ Smart Banking. Bạn cũng sẽ nhận được nhiều ưu đãi khi dùng thẻ tín dụng để thanh toán cho sản phẩm, dịch vụ mà bạn đã sử dụng. Các ưu đãi đó có thể là ưu đãi tích điểm hay khuyến mãi giảm giá đơn hàng.

Ngoài ra, bạn có thể thanh toán các hóa đơn sinh hoạt bằng thẻ tín dụng.

Khi có nhu cầu sử dụng tiền mặt thì bạn cũng có thể dùng thẻ tín dụng rút tiền tại máy ATM hay máy POS để đáp ứng nhu cầu tiền mặt của mình.

Một người có mở được nhiều thẻ tín dụng không?

Với câu hỏi này thì câu trả lời là không vì khi làm nhiều thẻ tín dụng thì bạn. Khi mở càng nhiều thẻ thì bạn sẽ càng khó kiểm soát chi tiêu thẻ của mình cũng như bạn sẽ phải tốn thêm một khoản cho các phí dùng thẻ. Bạn chỉ nên có từ 1 đến 2 thẻ tín dụng.

Thanh toán tối thiểu là gì?

Thanh toán tối thiểu là số tiền tối thiểu chủ thẻ phải trả cho ngân hàng, số tiền còn lại ngân hàng đồng ý cho chủ thẻ vay và phải trả lãi. Theo quy định của ngân hàng, bạn sẽ phải thanh toán tối thiểu khoảng 5% – 10% trên tổng dư nợ thẻ tín dụng.

Số dư (Current Balance) là gì?

Số dư là số tiền mà ngân hàng đã ứng thanh toán cho chủ thẻ, chủ thẻ phải trả lại cho ngân hàng. Số dư kỳ trước là số tiền mà chủ thẻ phải thanh toán trong kỳ thanh toán trước.

Phí chậm trả là gì?

Phí trả chậm là loại phí được ngân hàng quy định, áp dụng cho các đối tượng khách hàng khi trả nợ muộn ngân hàng định kỳ được thỏa thuận khi phát hành thẻ tín dụng. Hiểu đơn giản, nếu đến “Hạn thanh toán” mà chủ thẻ chưa thanh toán ít nhất “Số tiền thanh toán tối thiểu” sẽ bị ngân hàng phát hành thu phí chậm trả.

Để biết được mình có trả chậm ngân hàng hay không, bạn chỉ cần theo dõi bảng sao kê của mình hàng tháng được khách hàng gửi về theo địa chỉ của bạn. Trong đó có đề cập đến thời hạn cuối cùng bạn phải trả nợ ngân hàng và các quy định khác kèm theo để khách hàng hiểu rõ hơn về khoản phí này.

Sao kê là gì?

Sao kê tài khoản thẻ tín dụng liệt kê chi tiết các khoản thanh toán và tổng số tiền mà chủ thẻ sử dụng hàng tháng sẽ được gửi đến địa chỉ mà chủ thẻ yêu cầu, tập tin sao kê cũng có thể gửi đến email của chủ thẻ. chủ thẻ có trách nhiệm đối chiếu kỹ sao kê với các khoản thanh toán của mình và phải thanh toán số dư trong sao kê cho ngân hàng.

Đến ngày sao kê, các giao dịch chờ sao kê sẽ được đưa vào báo cáo sao kê tài khoản gửi cho khách hàng. Ngân hàng cũng đưa vào sao kê các giao dịch:

  • Thanh toán số dư thẻ tín dụng của chủ thẻ trong kỳ sao kê
  • Tiền lãi vay (nếu có)
  • Phí chậm trả (nếu có)
  • Phí vượt hạn mức tín dụng (nếu có)
  • Phí thường niên

Chú ý: Các khoản phí chuyển đổi ngoại tệ (nếu có), rút tiền mặt, ứng tiền mặt đã đưa trực tiếp vào giao dịch.

Phí vượt hạn mức tín dụng là gì?

Là loại phí được ngân hàng tính khi khách hàng có nhu cầu sử dụng vượt hạn mức ban đầu được ngân hàng cung ứng. Khi chủ thẻ yêu cầu ngân hàng phát hành cho phép sử dụng vượt hạn mức tín dụng, ngân hàng sẽ dựa vào điều kiện và các tiêu chí cụ thể về khả năng tài chính cùng các chỉ số tín dụng để xét duyệt. Chủ thẻ sẽ phải chịu chi phí vượt hạn mức tính trên dư nợ vượt hạn mức tín dụng thiểu thiểu là 3%

Cho tôi biết tra soát thẻ tín dụng là gì?

Chủ thẻ có trách nhiệm kiểm tra sao kê cẩn thận, nếu có thắc mắc về giao dịch nào phải liên lạc với Ngân hàng phát hành thẻ (NHPH) cho mình ngay, chậm nhất là vào “Ngày đến hạn thanh toán”.

Nếu có giao dịch nào Chủ thẻ muốn khiếu nại mình không thực hiện, chủ thẻ điền form yêu cầu và/hoặc cung cấp thông tin cần thiết cho NHPH. NHPH có nhiệm vụ trả lời khiếu nại của chủ thẻ trong vòng 180 ngày làm việc.

Nếu chủ thẻ khiếu nại sai, sẽ:

  • Trả phí đòi bồi hoàn: 80.000 VND/giao dịch
  • Lãi phát sinh do số tiền của giao dịch khiếu nại nếu chủ thẻ chưa thanh toán số tiền này cho NHPH.

Dịch vụ bảo hiểm rút tiền quá mức

Là một dịch vụ ngân hàng cho phép kết nối tài khoản thanh toán của bạn với thẻ tín dụng, bảo vệ bạn trong trường hợp bị phạt vì rút tiền quá mức cho phép vì không đủ tiền.

Những thắc mắc về thẻ tín dụng đã được chúng tôi giải đáp tương đối đầy đủ và chính xác qua bài viết này, hy vọng sẽ đem đến cho quý khách hàng nhiều thông tin bổ ích và lý thú khi sử dụng sản phẩm thẻ này của ngân hàng. Chúc các bạn thành công!

Phí thường niên

Để sở hữu một chiếc thẻ tín dụng, bạn sẽ phải chịu chi phí một năm một lần này. Khoản phí này là một phần của tổng chi phí cho một chiếc thẻ tín dụng. Một số loại thẻ tín dụng miễn phí thường niên.

Nếu không thanh toán đầy đủ hay quá hạn thanh toán thì điều gì sẽ xảy ra?

Với trường hợp quá hạn hay không thanh toán đủ thì bạn sẽ phải trả thêm phí phạt và lãi suất trả chậm tính theo số dư nợ tín dụng còn lại của bạn. Với một vài trường hợp quá hạn trong một thời gian dài thì ngân hàng sẽ cho vào nhóm nợ xấu và uy tín của họ sẽ giảm và ảnh hưởng đến những đề nghị tăng hạn tín dụng sau này của họ.

Đổi mã PIN lần đầu tại cây ATM được không?

Câu trả lời là không. Vì cách kích hoạt thẻ tín dụng khá khác so với các loại thẻ khác, do chức năng chính của thẻ tín dụng là thanh toán để mua sắm và tiêu dùng. Nên khi muốn sử dụng thẻ này khách hàng cần liên hệ với tổng đài ngân hàng phát hành thẻ để yêu cầu nhân viên kích hoạt thẻ cho mình

Thẻ CHIP và thẻ TỪ khác nhau như thế nào?

Điểm khác nhau cơ bản giữa hai thẻ này là hình thức xử lý thông tin và phương thức bảo mật. Với thẻ chip, thẻ sẽ được gắn chip điện tử và bộ vi xử lý riêng biệt. Còn với thẻ từ thì thẻ tín dụng được bảo mật bằng công nghệ từ tính. Với công nghệ này mọi thông tin thẻ của khách hàng sẽ được lưu trữ ở dải băng từ ở mặt sau của thẻ và các thông tin sẽ được mã hóa một lần thông qua phương thức quẹt thẻ. Thẻ tín dụng áp dụng công nghệ chip điện tử nên quy trình thanh toán lâu hơn nhưng sự bảo mật lại cao hơn rất nhiều so với thẻ từ.

Làm thế nào để được tăng hạn mức tín dụng?

Để được tăng hạn mức tín dụng thẻ, bạn cần đến ngân hàng điền vào mẫu đăng ký tăng hạn mức tín dụng. Ngân hàng sẽ dựa vào bảng sao kê lương gần nhất và lịch sử sử dụng tín dụng của bạn để xét duyệt hồ sơ đăng ký tăng hạn mức cho bạn. Trả nợ tín dụng đúng hạn cũng là một trong những điều kiện cơ bản giúp bạn gia tăng được hạn mức tín dụng thẻ của mình.

Cách tính lãi suất thẻ tín dụng:

Thời gian miễn lãi là khoảng thời gian mà ngân hàng cho phép bạn được thanh toán các khoản vay tín dụng của mình mà không cần phải trả thêm bất kỳ khoản phí nào khác. Và sau khoảng thời gian miễn lãi bạn sẽ phải trả nợ tín dụng cùng khoản tiền là lãi suất tính theo số dư nợ của bạn. Thông thường ở các ngân hàng thì thời gian miễn lãi thường là 45 ngày tính từ ngày sao kê tháng này đến ngày sao kê tháng tiếp theo và cộng thêm 15 ngày

Những nơi nào có thể mở thẻ tín dụng?

Hiện nay trên thị trường tài chính Việt Nam có rất nhiều ngân hàng phát hành thẻ tín dụng uy tín mà bạn có thể tham khảo khi có định mở thẻ như: Ngân hàng BIDV, Ngân hàng Citibank, Ngân hàng Shinhan Bank, Ngân hàng Standard Chartered, Ngân hàng HSBC,Ngân hàng Sacombank… Đây là các ngân hàng phát hành thẻ tín dụng với nhiều loại thẻ với rất nhiều ưu đãi hấp dẫn cho người dùng thẻ.

Ngoài ra, các công ty tài chính hiện nay cũng phát hành thẻ tín dụng như:  Mirae Asset, JACCS, Home credit, FE Credit, HD Sai Son, MCredit, … với nhiều ưu đãi về lãi suất, cũng như thủ tục mở thẻ đơn giản.

Khác nhau giữa thẻ Ghi Nợ và thẻ Tín Dụng như thế nào?

Vì cùng dùng để thanh toán cho chi tiêu của chủ thẻ nên có rất nhiều người lầm tưởng giữa thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Về cơ bản thì hai loại thẻ này khác nhau ở hình thức. Thẻ tín dụng là thẻ trả sau còn thẻ ghi nợ là thẻ trả trước. Như đã nhắc đến ở trên thì khi dùng thẻ tín dụng thanh toán thì ngân hàng sẽ ứng tiền ra trả trước cho bạn và bạn cần hoàn lại số tiền đã dùng cho ngân hàng theo thời gian quy định của ngân hàng. Còn đối với thẻ ghi nợ số tiền mà bạn thanh toán cũng chính là tiền trong tài khoản của bạn.

Điều đó có nghĩa là bạn cần nạp tiền vào tài khoản trước rồi mới được sử dụng thẻ ghi nợ cho những chi tiêu hàng ngày. Nếu tài khoản không còn tiền thì bạn cũng không thể dùng thẻ ghi nợ để thanh toán cho chi tiêu của mình nữa. Với thẻ ghi nợ bạn sẽ không phải lo lắng quá hạn tín dụng như đối với khi dùng thẻ tín dụng vì bản chất của thẻ ghi nợ vẫn là việc sử dụng tiền trong tài khoản của bạn còn với dùng thẻ tín dụng thì bản chất là bạn đang vay tín dụng ngân hàng.

Để đăng ký mở thẻ tín dụng, cần chuẩn bị những gì?

Một số điều kiện bắt buộc mà bạn cần biết khi mở thẻ tín dụng tại bất kỳ ngân hàng nào trên thị trường Việt Nam, đó là:

  • Độ tuổi mở thẻ là từ 18 tuổi trở lên đối với thẻ chính và từ 15 tuổi đối với thẻ phụ.
  • Cá nhân là người Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại địa chỉ hoạt động của ngân hàng. Đối với cá nhân là người nước ngoài thì cần có điều kiện cư trú khác.
  • Để được mở thẻ bạn cần có một mức thu nhập ổn định và phù hợp với mức thu nhập tối thiểu theo điều kiện đối với từng loại thẻ tín dụng của từng ngân hàng. Với các doanh nghiệp thì điều kiện ở đây là doanh nghiệp không có tiền xử nợ ngân hàng và có thời gian hoạt động không quá ngắn trên thị trường.
  • Với loại thẻ tín dụng có tài sản đảm bảo thì những tài sản đảm bảo của bạn phải hợp lệ theo quy định.
  • Ngoài ra còn một số điều kiện khác tùy theo yêu cầu của ngân hàng mà bạn dự định mở thẻ tín dụng.

Làm thế nào để chi tiêu thẻ tín dụng hợp lý?

Chi tiêu thẻ tín dụng sao cho hợp lý là một câu hỏi khó được đặt ra cho những người dùng thẻ. Đây là một vài lời khuyên cho bạn:

  • Chỉ nên dùng 30-40% hạn mức tín dụng vì bạn sẽ nâng cao được khả năng trả nợ tín dụng cho bản thân. Đừng thấy hạn mức thẻ của mình nhiều mà chi tiêu cho những thứ không cần thiết.
  • Hãy luôn chú ý đến bản sao kê hàng tháng mà ngân hàng gửi cho bạn để biết mình đã chi tiêu cho việc gì, có cần thiết hay không để có kế hoạch chi tiêu cho tháng sau.
  • Cố gắng trả hết nợ tín dụng đúng hạn cũng là một cách giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền vì nếu quá hạn mà bạn vẫn chưa trả hết nợ tín dụng cho ngân hàng thì bạn sẽ phải trả thêm phí phạt cũng như lãi suất trả chậm tính theo số dư nợ còn lại của bạn. Nếu bạn quá bận rộn và không thể nhớ ngày trả nợ thì bạn có thể sử dụng dịch vụ đáo hạn tự động.
  • Tận dụng hết các ưu đãi dùng thẻ tín dụng vì không phải lúc nào cũng có những ưu đãi đấy dành cho bạn. Việc tận dụng ưu đãi cũng có thể giúp bạn tiết kiệm một khoản để dùng cho những việc khác.
  • Hạn chế tối đa việc rút tiền bằng thẻ tín dụng vì mức phí rút tiền cũng như phí dịch vụ mà bạn phải trả là khá cao. Ngoài ra khi dùng thẻ tín dụng rút tiền tại máy ATM hay máy POS sẽ làm tăng nguy cơ bị hack đối với thẻ tín dụng của bạn khiến bạn gặp phải nhiều phiền toái nhất định.

Cách xử lý khi bị hack thẻ tín dụng?

Thẻ tín dụng mang lại vô vàn lợi ích khi chi tiêu nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro vì bạn có nguy cơ sẽ là đối tượng để các kẻ xấu lợi dụng lấy cắp tiền từ thẻ của mình. Và câu hỏi được đặt ra ở đây là làm thế nào khi bị hack thẻ tín dụng.

Nếu bạn phát hiện thấy những giao dịch lạ đối với thẻ tín dụng của mình thì bạn cần đến ngân hàng ngay để ngân hàng có thể biết tình trạng thẻ của bạn cũng như có thể điều tra và đưa ra cách giải quyết phù hợp, tránh các mất mát về tài chính cho mình.

Để có thể biết thẻ của mình bị hack hay không thì bạn cần kiểm tra thông tin về các giao dịch được ngân hàng gửi về máy điện thoại mình thường xuyên để sớm phát hiện các giao dịch lạ để có cách giải quyết ngay.

Làm thế nào để phòng tránh bị hack thẻ tín dụng?

Để không bị rơi vào tầm ngắm của các đối tượng xấu, bạn cần cẩn trọng mỗi khi dùng thẻ tín dụng thanh toán tại các điểm thanh toán và đặc biệt là khi rút tiền tại các máy ATM và các máy POS công cộng để tránh bị đánh cắp thông tin thẻ tín dụng. Khi thanh toán cho mua sắm online bạn cũng cần cẩn thận, tránh nhấp vào các đường link lạ dẫn đến mất thông tin thẻ tín dụng. Thẻ tín dụng đem lại nhiều lợi ích hơn so với việc dùng tiền mặt để thanh toán nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu bạn không cẩn thận khi dùng thẻ.

Có thẻ đăng ký mở thẻ tín dụng trực tuyển (online) được không?

Nếu bạn là một người bận rộn và bạn không có thời gian đến ngân hàng để mở thẻ trực tiếp thì bạn có thể đăng ký mở thẻ trực tuyến trên Website của ngân hàng chỉ với vài thao tác vô cùng đơn giản. bạn chỉ cần lên trang chủ của ngân hàng chọn tính năng mở thẻ và hoàn tất hồ sơ mở thẻ online, nhân viên ngân hàng sẽ gọi điện lại cho bạn để xác nhận lại và nếu không gặp vấn đề gì thì bạn sẽ được nhận thẻ sau vài ngày.

Thế nào là thẻ phụ (thẻ tín dụng phụ)?

Thẻ tín dụng phụ là thẻ để bạn có thể cho người khác được hưởng hạn mức tín dụng từ thẻ chính của bạn. Với thẻ tín dụng phụ thì các chi tiêu cũng như thanh toán sẽ được tính vào thẻ chính và chịu sự kiểm soát của thẻ chính. Bạn sẽ không cần phải chứng minh thu nhập nữa khi muốn mở thẻ này. Các ngân hàng thương không cho khách hàng của mình mở quá nhiều thẻ phụ để tránh xảy ra những rủi ro không đáng có.

Thẻ tín dụng có chuyển khoản được không?

Mục đích sử dụng chính của thẻ tín dụng là thanh toán mà không cần dùng đến tiền mặt. Nên việc rút tiền mặt thẻ tín dụng không được ngân hàng khuyến khích, bằng chứng là biểu phí rút tiền khá cao và lãi suất được tính ngay từ thời điểm khách nhận được tiền. Và cũng để tránh trường hợp các chủ thẻ chuyển khoản qua một tài khoản thẻ khác (không phải thẻ tín dụng) rồi rút tiền mặt trên tài khoản đó, nên hiện thẻ tín dụng không chuyển khoản được.

Hình thức chuyển khoản chỉ được áp dụng khi khách hàng mua hoặc thanh toán hóa đơn. Khi đó, ngân hàng sẽ thực hiện giao dịch chuyển tiền từ tài khoản của người mua sang tài khoản của người bán.

Cách sử dụng thẻ tín dụng hiệu quả?

Nếu biết cách sử dụng thẻ tín dụng hợp lý, người tiêu dùng có thể biến cuộc sống của mình trở nên hiện đại và tiện lợi hơn rất nhiều, cùng với việc tận hưởng những ưu đãi mà thẻ mang lại. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng thẻ tín dụng một cách khôn khéo. Hãy cùng điểm qua những nguyên tắc chính sau đây để trở thành người tiêu dùng thông minh nhé

1. Không dùng cùng lúc nhiều thẻ tín dụng

Việc sở hữu nhiều thẻ tín dụng sẽ khiến bạn mất kiểm soát, cám dỗ bạn tiêu xài quá mức và quên đi những thời hạn thanh toán quan trọng. Cho nên, tốt nhất mỗi người chỉ nên có trong ví một hay nhiều nhất hai thẻ tín dụng và chuyên tâm vào việc sử dụng nó một cách hiệu quả nhất

2. Nắm tường tận các thông tin liên quan đến phí và thanh toán

Trước khi sử dụng thẻ, bạn nên tìm hiểu kỹ các thông tin về thẻ bao gồm các loại phí giao dịch khi tiêu dùng, khi rút tiền mặt, thời gian đáo hạn, lãi suất khi đáo hạn, … Nắm được những thông tin này, bạn có thể ứng dụng vào quá trình sử dụng thẻ tín dụng một cách khôn khéo nhất.

3. Tận dụng 45-50 ngày không tính lãi suất và thanh toán đúng hạn

Thời gian tối đa không tính lãi suất khi thanh toán tiêu dùng thường là 45 ngày, tính từ thời điểm sao kê tháng trước đến thời hạn phải thanh toán của tháng sau đó.

Bạn chỉ cần thanh toán đầy đủ số tiền đã quẹt thẻ tín dụng trong thời hạn này, bạn sẽ không phải trả một đồng lãi suất nào hết. Vấn đề này ắt hẳn chủ thẻ nào cũng biết, nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng. Chậm trễ trong việc thanh toán khiến bạn phải chịu mức lãi suất khá cao.

Với những chủ thẻ thường hay quên các hạn thanh toán, bạn có thể thiết lập sẵn chế độ thanh toán tự động để tránh phát sinh chi phí sau này

4. Sử dụng thẻ tín dụng đúng cách để hưởng ưu đãi điểm thưởng, voucher giảm giá

Khi sử dụng thẻ tín dụng, chủ thẻ được hưởng khá nhiều ưu đãi đến từ cả ngân hàng lẫn người bán, bao gồm các hình thức như hoàn tiền, giảm giá, mua trả góp với lãi suất 0%, tích điểm thưởng, … Năng cập nhật những chương trình ưu đãi sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha khá mà vẫn mua được món hàng ưng ý.

5. Tránh rút tiền mặt tại cây ATM

Các ngân hàng luôn khuyến khích chủ thẻ sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán chi tiêu thay vì rút tiền mặt. Bởi lẽ đó, ngân hàng cũng hạn chế để bạn rút tiền mặt bằng cách đánh mức chi phí rút tiền cũng như lãi suất rất cao. Lãi suất cũng được tính ngay khi hoàn tất giao dịch. Vì thế, bạn nên tránh rút tiền mặt tại các cây ATM. Trường hợp khẩn cấp như đến ngày đáo hạn nhưng không có tiền trả, bạn có thể dùng đến hình thức ứng tiền trực tiếp tại các cửa hàng có máy thanh toán POS với mức phí khá hợp lý. Với hình thức ứng tiền này, bạn cũng sẽ được hưởng 45-50 ngày miễn lãi như hình thức thanh toán tiêu dùng.

6. Không cho người khác mượn hay sử dụng thẻ tín dụng

Cẩn thận đối với cả người thân, bởi chỉ có bạn mới là người chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ. Ngay cả khi bạn đã mở thêm các thẻ phụ cho vợ/ chồng, con cái sử dụng, bạn cũng nên kiểm soát các giao dịch để chắc chắn rằng mọi thứ nằm trong kế hoạch của bạn